Hotline: 0886 37 47 37
Icon Collap
Trang chủ » Bản Đồ Hành Chính » BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH QUẬN BÌNH THẠNH TPHCM & THÔNG TIN QUY HOẠCH MỚI NHẤT

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH QUẬN BÌNH THẠNH TPHCM & THÔNG TIN QUY HOẠCH MỚI NHẤT

Cập nhật thông tin mới nhất về Bản đồ hành chính Quận Bình Thạnh Tp. Hồ Chí Minh do Websiste DanhKhoiReal.VN tổng hợp từ các nguồn trên Internet đáng tin cậy nhất. Quý khách hàng có thể xem đây là thông tin tham khảo với nhu cầu tra cứu thông tin về Bản đồ Quận Bình Thạnh & các phường của Quận Bình Thạnh.

TẢI NGAY BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH QUẬN BÌNH THẠNHFULL PDF CỠ LỚN 40M

TẢI NGAY

Quận Bình Thạnh có vị trí địa lý tiếp giáp với các khu vực sung quanh như: Phía Nam giáp Quận 1 – Phía Tây giáp các Quận 3, quận Phú Nhuận, quận Gò Vấp – Phía Đông giáp sông Sài Gòn, bên kia sông là quận Thủ Đức và quận 2.

Quận Bình Thạnh Thành Phố Hồ Chí Minh gồm 20 phường: Phường 1, Phường 2, Phường 3, Phường 5, Phường 6, Phường 7, Phường 11, Phường 12, Phường 13, Phường 14, Phường 15, Phường 17, Phường 19, Phường 21, Phường 22, Phường 24, Phường 25, Phường 26, Phường 27, Phường 28.

Diện tích Quận Bình Thạnh: 20,8 km²

Dân số Quận Bình Thạnh năm 2019: 499..000 người

Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm Bản đồ Hành chính Thành Phố Hồ Chí Minh & 24 Quận Huyện

Bản đồ quy hoạch chung Quy hoạch Quận Bình Thạnh

Bản đồ quy hoạch chung Quy hoạch Quận Bình Thạnh

MỘT SỐ THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ QUẬN BÌNH THẠNH TPHCM

Địa bàn quận Bình Thạnh ngày nay, gần tương ứng với vùng đất của 5 thôn: Bình Hòa, Bình Lợi Trung, Thạnh Đa, Phú Mỹ và Bình Quới Tây, thuộc tổng Bình Trị, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, trấn Phiên An, được Trịnh Hoài Đức ghi nhận trong danh sách các xã thôn trong Gia Định thành thông chí.

Năm 1836, tổng Bình Trị được tách làm 3 tổng mới: Bình Trị Thượng, Bình Trị Trung và Bình Trị Hạ. Các thôn Bình Lợi Trung, Thạnh Đa, Phú Mỹ và Bình Quới Tây thuộc về tổng Bình Trị Thượng, còn thôn Bình Hòa thuộc về tổng Bình Trị Hạ, đều thuộc huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định.[3]

Thời Pháp thuộc:

Với Hòa ước Nhâm Tuất (1862), triều đình Huế nhượng hẳn 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho Pháp làm thuộc địa. Chính quyền thực dân Pháp chia 3 tỉnh này thành 13 thành các hạt thanh tra (inspection), do các viên chức Pháp ngạch thanh tra các công việc bản xứ (inspecteur des affaires indigeânes) đứng đầu, nhưng tạm thời vẫn giữ cơ cấu phủ huyện cũ. Phần đất của quận Bình Thạnh ngày nay nằm trong hạt Sài Gòn, tương ứng với 5 xã thôn Bình Hòa, Bình Lợi Trung, Thạnh Đa, Phú Mỹ và Bình Quới Tây[3], thuộc tổng Bình Trị Thượng, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, địa hạt Sài Gòn.

Sau khi chiếm được toàn bộ Nam Kỳ, năm 1868, chính quyền thực dân Pháp bãi bỏ các đơn vị hành chính phủ, huyện, phân chia lại toàn bộ cõi Nam Kỳ. Các hạt thanh tra về sau cũng được đổi thành hạt tham biện (arrondissement), do các Chánh tham biện (administrateur) người Pháp đứng đầu. Tuy vậy, chính quyền thực dân Pháp vẫn giữ lại cơ cấu hành chính cấp thấp như tổng, thôn. Vùng đất Bình Thạnh ngày nay thuộc tổng Bình Trị Thượng, hạt Sài Gòn. Năm 1871, các thôn đổi thành làng. Năm 1874, Tổng thống Pháp Jules Grévy ký sắc lệnh thành lập thành phố Sài Gòn (ville saigon). Tòa tham biện hạt Sài Gòn chuyển từ trung tâm thành phố Sài Gòn đặt tại làng Bình Hòa[4], tại vị trí ngày nay là trụ sở Ủy ban Nhân dân quận Bình Thạnh.

Ngày 24 tháng 8 năm 1876, hạt Sài Gòn đổi tên thành hạt Bình Hòa. Tuy nhiên, do người Pháp dễ xảy ra sự nhầm lẫn giữa hạt Bình Hòa và hạt Biên Hòa[3], ngày 16 tháng 12 năm 1885, hạt Bình Hòa đổi tên thành hạt Gia Định theo quyết định của Thống đốc Nam Kỳ. Theo Nghị định ngày 20 tháng 12 năm 1899 của Toàn quyền Đông Dương đổi tất cả các hạt tham biện thành tỉnh thì từ ngày 1 tháng 1 năm 1900 hạt tham biện Gia Định trở thành tỉnh Gia Định. Tỉnh lỵ Gia Định vẫn đặt tại làng Bình Hòa.

Ngày 1 tháng 1 năm 1911, tỉnh Gia Định chia thành bốn quận: Thủ Đức, Nhà Bè, Gò Vấp và Hóc Môn. Vùng đất Bình Thạnh ngày nay thuộc về tổng Bình Trị Thượng, quận Gò Vấp, tương ứng với 2 làng Bình Hòa Xã (sáp nhập cả làng Bình Lợi Trung) và Thạnh Mỹ Tây (sáp nhập từ 3 làng Thạnh Đa, Phú Mỹ và Bình Quới Tây).[3]

Ngày 11 tháng 5 năm 1944, Toàn quyền Đông Dương ký nghị định tách một số vùng (nằm kế cận Khu Sài Gòn – Chợ Lớn) của tỉnh Gia Định để lập tỉnh Tân Bình. Tỉnh Tân Bình khi đó có duy nhất một quận là quận Châu Thành (lập ngày 19 tháng 9 năm 1944). Làng Bình Hòa Xã và làng Thạnh Mỹ Tây khi đó thuộc thuộc tổng Bình Trị Thượng, quận Châu Thành, tỉnh Tân Bình.

Tỉnh Tân Bình tồn tại đến tháng 8 năm 1945 thì giải thể. Làng Bình Hòa Xã và làng Thạnh Mỹ Tây trở lại thuộc tổng Bình Trị Thượng, quận Gò Vấp, tỉnh Gia Định cho đến năm 1956. Cùng thời gian đó, theo phân chia hành chính của chính quyền Việt Minh, thì làng Thạnh Mỹ Tây gọi là Hộ 19 và làng Bình Hòa Xã gọi là Hộ 20[3].

Thời Việt Nam Cộng hòa:

Sau năm 1956, các làng gọi là xã, trong đó có xã Bình Hòa Xã và xã Thạnh Mỹ Tây. Xã Bình Hòa Xã tiếp tục giữ vai trò là tỉnh lỵ tỉnh Gia Định cho đến năm 1975. Tuy nhiên, quận lỵ Gò Vấp lại đặt tại xã Hạnh Thông Xã.

Từ năm 1962 chính quyền Việt Nam Cộng hòa bỏ dần, đến năm 1965 bỏ hẳn cấp hành chính tổng. Khi đó, xã Bình Hòa Xã và xã Thạnh Mỹ Tây trực tiếp thuộc quận Gò Vấp, tỉnh Gia Định. Xã Bình Hòa Xã gồm 10 ấp đều mang địa danh “Bác Ái” và đánh số kèm theo, từ Bác Ái 1 đến Bác Ái 10. Tương tự, xã Thạnh Mỹ Tây gồm 10 ấp đều mang địa danh “Nhất Trí” và đánh số kèm theo, từ Nhất Trí 1 đến Nhất Trí 10.

Từ năm 1975 đến nay:

Sau khi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tiếp quản Đô thành Sài Gòn và các vùng lân cận vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngày 3 tháng 5 năm 1975 thành phố Sài Gòn – Gia Định được thành lập. Theo nghị quyết ngày 9 tháng 5 năm 1975 của Ban Chấp hành Đảng bộ Đảng Lao động Việt Nam thành phố Sài Gòn – Gia Định, xã Bình Hòa Xã và xã Thạnh Mỹ Tây cũ được tách ra khỏi quận Gò Vấp để thành lập quận Bình Hòa và quận Thạnh Mỹ Tây cùng trực thuộc thành phố Sài Gòn – Gia Định. Đồng thời, quận Bình Hòa chuyển 10 ấp cũ thành 10 phường trực thuộc, từ Bác Ái 1 đến Bác Ái 10. Tương tự, quận Thạnh Mỹ Tây chuyển 10 ấp cũ thành 10 phường trực thuộc, từ Nhất Trí 1 đến Nhất Trí 10.

Ngày 20 tháng 5 năm 1976, tổ chức hành chánh thành phố Sài Gòn – Gia Định được sắp xếp lần hai (theo quyết định số 301/UB ngày 20 tháng 5 năm 1976 của Ủy ban Nhân dân Cách mạng thành phố Sài Gòn – Gia Định). Theo đó, sáp nhập quận Bình Hòa và quận Thạnh Mỹ Tây cũ để thành lập quận mới có tên là quận Bình Thạnh. Lúc này, các phường cũ đều giải thể, lập các phường mới có diện tích, dân số nhỏ hơn và mang tên số. Quận Bình Thạnh có 28 phường, đánh số từ 1 đến 28 (địa bàn quận Bình Hòa cũ có 14 phường từ 1-14, địa bàn quận Thạnh Mỹ Tây cũ có 14 phường từ 15-28).

Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VI, kỳ họp thứ 1 chính thức đổi tên thành phố Sài Gòn – Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh. Quận Bình Thạnh trở thành quận trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 26 tháng 8 năm 1982, theo Quyết định số 147-HĐBT[5] của Hội đồng Bộ trưởng, quận Bình Thạnh giải thể hai phường: 8 và 20, địa bàn các phường giải thể nhập vào các phường kế cận; điều chỉnh địa giới của phường 18 và phường 19. Số phường trực thuộc quận còn 26:

1.Giải thể phường 8 để sáp nhập vào phường 12 và phường 14

2.Giải thể phường 20 để sáp nhập vào phường 18

3.Sáp nhập một phần phường 18 vào phường 19

Ngày 27 tháng 8 năm 1988, theo Quyết định số 136-HĐBT[6] của Hội đồng Bộ trưởng, quận Bình Thạnh giải thể sáu phường: 4, 9, 10, 16, 18 và 23; địa bàn các phường giải thể nhập vào các phường kế cận. Số lượng phường trực thuộc quận còn 20, sự phân chia đơn vị hành chính này giữ ổn định cho đến nay:

1. Giải thể các phường 9, 10 và 18 để sáp nhập vào các phường khác:

a) Sáp nhập 15 tổ dân phố với 4.059 nhân khẩu của phường 9 và 15 tổ dân phố với 3.250 nhân khẩu của phường 10 vào phường 12; tách 12 tổ dân phố với 3.402 nhân khẩu của phường 12 để sáp nhập vào phường 14.
b) Tách 4 tổ dân phố với 945 nhân khẩu của phường 14 và 27 tổ dân phố với 8.442 nhân khẩu còn lại của phường 9 để sáp nhập vào phường 24.
c) Sáp nhập 22 tổ dân phố 5.372 nhân khẩu còn lại của phường 10 vào phường 11.
d) Tách 10 tổ dân phố với 3.895 nhân khẩu của phường 18 để sáp nhập vào phường 19.
e) Sáp nhập 34 tổ dân phố với 9.063 nhân khẩu còn lại của phường 18 vào phường 21.

2. Sáp nhập phường 3 và phường 4 thành một phường lấy tên là phường 3.

3. Sáp nhập phường 15 và phường 23 thành một phường lấy tên là phường 15.

4. Sáp nhập phường 16 và phường 17 thành một phường lấy tên là phường 17 gồm 3527 nhân khẩu.

5. Tách 11 tổ dân phố với 2.741 nhân khẩu của phường 14 để sáp nhập vào phường 2.

THÔNG TIN QUY HOẠCH QUẬN BÌNH THẠNH TPHCM

ban-do-quy-hoach-tong-mat-bang-su-dung-dat-quan-binh-thanh-den-nam-2020

Bản đồ Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất Quận Bình Thạnh đến hết năm 2021

5/5 - (3 bình chọn)
Tags:

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

    Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Chủ đầu tư dự án theo: HOTLINE TƯ VẤN 24/7: 0886 37 47 37 hoặc cung cấp nội dung theo Form Mẫu bên dưới, chúng tôi liên hệ hỗ trợ tư vấn trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm đến các dự án này.

    Bình luận
    0886 37 47 37
    Đối tác phát triển dự án

    Là thương hiệu uy tín trên thị trường bất động sản Việt Nam, website DanhKhoiReal.VN đã trở thành đối tác tin cậy của hàng loạt công ty, tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực Bất động sản.

    • Danh Khôi Real
      Danh Khôi Real
    • Hưng Thịnh Corp
      Hưng Thịnh Corp
    • VinGroup
      VinGroup
    • Phúc Khang Corp
      Phúc Khang Corp
    • Khang Điền Corp
      Khang Điền Corp
    • Nam Long Group
      Nam Long Group
    • Keppel Land
      Keppel Land
    • MIK Group
      MIK Group
    • Vạn Thái Land
      Vạn Thái Land
    • PiGroup
      PiGroup
    • EZLand Việt Nam
      EZLand Việt Nam
    • Tiến Phước Group
      Tiến Phước Group
    • Bcons Group
      Bcons Group
    • 577 Group
      577 Group
    • Vạn Xuân Group
      Vạn Xuân Group
    • Tecco Group
      Tecco Group
    • Kiến Á Group
      Kiến Á Group
    • Masterise Group
      Masterise Group
    • Tập đoàn Mường Thanh
      Tập đoàn Mường Thanh
    • Phát Đạt Corp
      Phát Đạt Corp
    • An Gia Group
      An Gia Group
    • EximLand
      EximLand
    • CapitaLand
      CapitaLand
    • Đất Xanh Group
      Đất Xanh Group
    • TTC Land
      TTC Land
    • DRH Holdings
      DRH Holdings
    • C.T Group
      C.T Group
    • Thủ Thiêm Group
      Thủ Thiêm Group
    • Vingroup
      Vingroup
    • PV Invest
      PV Invest
    • Trung Thủy Group
      Trung Thủy Group
    • Công Ty Phú Long
      Công Ty Phú Long
    • Kim Oanh Group
      Kim Oanh Group
    • Lê Phong
      Lê Phong
    • Suối Tiên Group
      Suối Tiên Group
    • T&T Group
      T&T Group
    • TNR Holdings
      TNR Holdings
    • Refico
      Refico
    • Đại Phúc Group
      Đại Phúc Group
    • Phú Mỹ Hưng
      Phú Mỹ Hưng
    • NetLand
      NetLand
    • FLC Group
      FLC Group
    • HDTC
      HDTC